My CareCrew - The Ultimate Caregiver App
My CareCrew - The Ultimate Caregiver App
Vai Cotton la gi
Cotton Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. Cotton là chất liệu được nhiều người ưa chuộng nhất vì phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng, đồng thời thích nghi tốt trong tất cả các loại môi trường thời tiết. Vậy còn vải cotton là gì và làm sao để biết cách nhận biết vải cotton hãy cùng xem bài viết sau đây tìm hiểu về những vấn này.
Nguồn gốc vải cotton
Ông cha ta từ thời xa xưa đã biết cách trồng cây bông để lấy quả đem về lấy sợi và dệt thành vải may thành những bộ quần áo. Cho đến ngày nay khi ngành dệt may phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng mang về xử lý bằng các loại hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó hình thành nên vải cotton.
Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông do cây bông vải cung cấp cùng nhiều nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với các chất hóa học tạo thành. Tuỳ tỷ lệ % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất định ra từng loại vải :
VD:
100 % cotton là loại vải dùng nguyên liệu 100% sợi bông cùng với một số hoá chất làm cho vải trở nên lâu mục, bền bỉ và mềm mại hơn.
80% cotton là trong vải chỉ có 80% là sợi bông nguyên chất, 20% còn lại có thể là nylon, hoặc các sợi tổng hợp khác, làm cho vải có độ bóng cao.
Nguồn :https://natoli.vn/blogs/news/vai-cotton-la-gi-1
Vải không dệt (Non – woven fabric) được đặt tên dựa theo quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Vải không dệt (Non – woven fabric) được đặt tên dựa theo quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường mà được tổng hợp từ các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp). Các hạt này được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và kéo thành sợi.
Tùy vào mục đích sử dụng nhà sản xuất có thêm một số thành phần khác để phù hợp với sản phẩm. Những sợi tổng hợp sau đó được đem đi đục màng, sử dụng dung môi hóa chất hoặc các máy cơ khí nhiệt học để liên kết lại với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.
Nguồn gốc vải không dệt
Theo một số nhà nghiên cứu, việc di chuyển liên tục trong thời gian dài trên sa mạc khiến những người lữ hành gặp nhiều khó khăn. Để tránh làm tổn thương bàn chân, họ đã dùng các búi len đặt lên dép. Sau đó, nhờ áp lực của bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ không khí, các búi len đó trở thành một chất liệu mềm, nhẹ và xốp hay là tiền thân của loại vải không dệt hiện nay.
Còn tại Châu Âu thế kỷ XIX, người kỹ sư may Garnett được coi là “cha đẻ” của loại vải không dệt khi ông phát hiện ra công dụng tuyệt vời của chất xơ trong quá trình sản xuất. Khi đó nước Anh là một trong những nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may, nhận thấy một lượng lớn chất xơ bị bỏ đi lãng phí trong khi cắt, Garnett đã nghiên cứu và chế tạo ra thiết bị có thể cắt xơ thừa thành sợi dùng làm ruột gối. Một thời gian sau ông phát triển phương pháp của mình bằng cách gắn chúng lại với nhau bằng keo dán.
Nguồn : https://natoli.vn/blogs/news/vai-khong-det-da-nang
Polyester là gì?
Vải Polyester là một thuật ngữ tổng quát dùng để gọi bất kỳ loại vải nào được làm bằng sợi polyester. Đây là sợi tổng hợp với chất cấu thành đặc trưng là ethylene thuộc gốc dầu mỏ. Về cơ bản, polyester cũng là một loại nhựa. Các sợi polyester hoàn chỉnh được tạo thành nhờ quá trình hóa học trùng hợp và có 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Polyester là tên viết tắt của một loại polymer nhân tạo tổng hợp với tên đầy đủ là polyetylen terephthalate (PET). PET được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp 2 chất ethylene glycol và terephthalic acid với nhau.
Nguồn gốc sợi Polyester
Sợi Polyester được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1941 bởi 2 nhà hóa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Sau đó, chất liệu này ngày càng trở nên phổ biến vào những năm 1970 tại Mỹ nhờ các thước phim quảng cáo và poster treo đầy ở khắp nơi miêu tả rằng: “Polyester là một chất liệu vải siêu bền và không nhăn, bạn có thể mặc nó liên tục đến ngày thứ 68 ngày mà vẫn không cần ủi lại và trông vẫn rất đẹp “ngất ngây con gà tây”. Tuy nhiên, vẫn có một số tranh cãi xoay quanh tình an toàn của chất liệu này.
Thời kỳ đỉnh cao của vải Polyester có lẽ thuộc về những năm 70 khi nhạc sàn Disco dần trở thành món ăn tinh thần đại chúng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy mở lại những bản nhạc kinh điển vào thời kỳ này chẳng hạn như “Brother Louie” (Modern Talking), I Will Survive (Gloria Gaynor),… và bạn sẽ được chiêm ngưỡng những độ bồ suit lấp lánh và bóng bẩy được làm từ vải Polyester.
Nguồn : https://natoli.vn/blogs/news/vai-soi-polyester